Thứ Bảy, 24 tháng 12, 2011

Gửi anh




Kỉ niệm ngày đầu hai đứa yêu nhau
Cái nắm tay vụng về
Nụ cười còn bẽn lẽn
Bước chân đi dan díu lúc ra về….

Anh! Cứ ngỡ là mơ
Ngỡ là thơ
Mà khi ta tỉnh giấc
Em giật mình vẫn nhớ tới anh !
                    
Con đường nhỏ
Cơn mưa qua
Rủ sạch muộn phiền
Em và anh
Rủ sạch
Những sai lầm những ngày mới yêu !

Dạ khúc cho tình nhân




Không biết ta yêu nhau từ độ nào?
Vẫn cứ làm thao thức
Con tim em bồi hồi rạo rực
Buổi yêu đương

Ai bảo yêu là nhớ
Là thương
Là trăm  niềm khắc khoải
Nhưng trong em vẫn cứ mãi
Hướng về anh

Thứ Bảy, 17 tháng 12, 2011

Nhìn lại mình.........


Phải chăng khi yêu con người ta hay hờn giận, ghen tuông và đôi khi lại vô cớ những điều rất nhỏ nhặt.  Có thể những phút giây giận hờn làm tình yêu chắp cánh nhưng đôi khi sẽ làm tình yêu ta bế tắc, đi vào ngõ cụt, rồi chìm nghỉm trong khoảng không vô tận… Để rồi tự nhận ra rằng… ta đã sai lầm… Ta đã đánh mất một tình yêu.

   Có bao giờ bạn thử nhìn lại lòng mình và thấy trăn trở…

      Có bao giờ bạn dừng trên đường để nhìn những dòng xe xuôi ngược…

        Có bao giờ bạn nghĩ về nhà trong khi đang vui chơi cùng bè bạn….



  Có đôi khi ta thấy cuộc đời như những mãnh vỡ chắp ghép của thủy tinh

   Có đôi khi ta bật khóc khi thấy những con người như ba như mẹ..

     Có đôi khi ta thấy ngọt ngào khi thấy ai đó có một tình yêu……



  Những người có tình cảm không trọn vẹn sẽ có cái nhìn khác hơn về cuộc sống. Trước kia chẳng bao giờ mình dừng chân tự hỏi… Con đã làm được gì cho mẹ… cho cha… Cho hạnh phúc vỡ òa trong nước mắt





     Đễ rồi bây giờ ta chống chếnh…. Lạc bước…..

Suy ngẫm......


Tình cờ lang thang vào blog…. Để rồi cũng tình cờ mà bắt gặp blog của anh Phước. Không ngờ một con người ít nói, rụt rè hay châm chọc người khác nhưng lúc này lại sâu sắc đến như vậy. Có lẽ những suy nghĩ trong mình giờ đây là gì nhỉ? Thấy xót xa, thấy hối hận, thấy mình đã bỏ mất quá nhiều. Giá như biết đến nỗi đau của người khác mà sẽ chia, giá như biết quan tâm một chút để không mất đi người bạn và giá như không vội vàng để không làm tổn thương một ai đó.



   Cuộc sống như một xoay của thời gian. Cứ lớp này lớp khác trôi đi và mình cũng vậy. cũng lớn lên nhưng tính tình đâu thay đổi; vẫn nhí nhảnh và hồn nhiên quá mức……… ừ nhỉ….ta đã 20!

   Đôi lúc muốn được lang thang, được dừng chân để suy nghĩ, để phiêu bồng……. Có phải không là mình của ngày trước… cười nhiều, nói nhiều… Đúng là mình đang thay đổi… Từ từ nhưng sao không còn là mình nửa…. Ôi cuộc sống muôn màu muôn sắc. Giá  như được vẽ lại màu xanh của rừng núi, vẽ lại điểm uốn của dòng sông thì mình có thể……

   Có phải ta đang muốn thay đổi mình????? Thôi vậy…Ừ kệ…..Thời gian!

Đề tài, phong cách Nam Cao



  1. Cuộc đời.
  - Tên của nhà văn là Trần Hữu Tri. Nam Cao là bút danh. Bút danh đó được ghép giữa chữ đầu của tên huyện và tên tổng.
  - Quê quán: Làng Đại Hoàng, phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam. Nam Cao sinh ra ở vùng đồng chiêm trũng Bắc Bộ. Vùng quê đó đi vào sáng tác của Nam Cao với tên làng Vũ Đại.
  - Gia đình: Nam Cao xuất thân trong gia đình nông dân nghèo, đông con. Cuộc sống túng thiếu của gia đình được diễn tả nhiều lần trong tác phẩm của ông.
 - Cuộc đời: Làm nhiều nghề để mưu sinh, nên giàu vốn sống. Trang viết của Nam Cao chân thực. Ông tham gia cách mạng, anh dũng hi sinh năm 1951.
  Nam Cao đã sống cuộc đời của một nhà văn, nhà giáo, nhà báo, cuộc đời của một chiến sĩ cách mạng.
  2. Con người.
  Con người Nam Cao có ba đặc điểm chi phối đến sáng tác của ông.
  -  Nam Cao mang tâm trạng bất hoà sâu sắc đối với xã hội đương thời.
  - Giàu ân tình đối với những người nghèo khổ.
  - Nam Cao luôn suy tư về bản thân, tự đấu tranh để tự vượt lên chính mình.
  Bề ngoài tỏ ra lạnh lùng nhưng bên trong đời sống nội tâm phong phú.
 3. Quan điểm nghệ thuật.
  Trước cách mạng Nam Cao gián tiếp trình bày quan điểm sáng tác thông qua hai tác phẩm “Đời thừa” và “Giăng sáng”. Thông qua hai tác phẩm này, Nam Cao quan niệm:
  - Văn học phải chân thực, phản ánh đúng bản chất cuộc sống.
  Quan điểm này được trình bày qua lời của Điền trong truyện “Giăng sáng”. Trong truyện “Giăng sáng”, nhà văn Điền phát biểu: “Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật có thể chỉ là những tiếng đau khổ kia thốt ra từ những kiếp lầm than”.
  - Nghề văn cần sáng tạo.
  Nhà văn Hộ trong truyện “Đời thừa” phát biểu: “Văn chương không cần những người thợ khéo tay làm theo một và kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những ai biết đào sâu, biết tìm tòi khơi những nguồn chưa ai khơi, sáng tạo những gì chưa có”. Hộ quan niệm: Văn chương phản ánh cuộc sống nhưng không nên sao chép y nguyên hiện thực cuộc sống. Nhà văn cần phải sáng tạo.
  - Nhà văn cần có trách nhiệm với cuộc sống.
  Văn sĩ Hộ trong “Đời thừa” coi trọng trách nhiệm của nhà văn đối với cuộc sống “Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện”.
  Quan điểm của nhân vật Hộ, của nhân vật Điền cũng chính là quan điểm sáng tác của Nam Cao.
  Sau cách mạng, quan điểm sáng tác của Nam Cao có sự thay đổi. Nam cao cho rằng:
  - Cuộc sống phải đặt trên văn chương, văn chương phải vì con người.
  - Văn chương là vũ khí đấu tranh cách mạng.
 4. Sự nghiệp văn học.
  Nam Cao đóng góp cho nền văn học Việt Nam hiện đại 60 truyện ngắn, 1 tiểu thuyết.
  a. Các đề tài chính.
      Trước cách mạng, Nam Cao sáng tác tập trung ở hai mảng đề tài: Đề tài người trí thức nghèo và đề tài người nông dân nghèo.
  - Đề tài người trí thức nghèo.
  Các tác phẩm tiêu biểu: Đời thừa, giăng sáng, sống mòn.
  Viết về người trí thức, Nam Cao diễn tả tấn bi kịch tinh thần của họ. Nhân vật về người trí thức của Nam Cao là nhà văn, nhà giáo. Họ sống có mơ ước cao đẹp, có lí tưởng lớn lao nhưng hiện thực cuộc sống không cho phép họ thực hiện niềm mơ ước đó. Nhân vật người trí thức trong truyện của Nam Cao phải sống cuộc sống vô ích, trở thành những con người thừa. Thầy giáo Thứ trong tiểu thuyết Sống mòn đã ý thức được bi kịch của cuộc đời mình: “Nhưng nay mai, mới thật buồn. Y sẽ chẳng có việc gì làm, y sẽ ăn bám vợ! Đời y sẽ mốc lên, sẽ gỉ đi, sẽ mòn, sẽ mục ra ở một xó nhà quê. Người ta sẽ khinh y, vợ y sẽ khinh y, chính y sẽ khinh y. Rồi y sẽ chết mà chưa làm gì cả, chết mà chưa sống!”, “Chết là thường. Chết ngay trong lúc sống mới thật là nhục nhã”. 
Tập trung diễn tả bi kịch của người trí thức, Nam Cao lên án hiện thực xã hội đã giết chết niềm mơ ước của con người.
  - Đề tài người nông dân nghèo.
  Các tác phẩm tiêu biểu: Chí Phèo, một bữa no, tư cách mõ.
  Viết về người nông dân, Nam Cao diễn tả sự tha hóa, biến chất của họ. Sự áp bức, bóc lột, cái đói đã đẩy người nông dân vào tình cảnh túng quẩn, bần cùng. Họ đánh mất cả tính người lẫn hình người. Viết về bi kịch của người nông dân, Nam Cao kết tội chính sự tàn bạo của giai cấp thống trị đã hủy diệt bản tính tốt đẹp của người dân lao động. Nhà văn sâu sắc khám phá, khẳng định vẻ đẹp của con người ngay cả khi họ bị vùi dập, bị cướp đi nhân tính lẫn nhân hình.
  Viết về người trí thức hay viết về người nông dân, Nam Cao đều đề cao quyền sống của con người
  Sau cách mạng, Nam Cao dùng ngòi bút để phục vụ kháng chiến. Các tác phẩm chính: “Nhật kí ở rừng”, “Đôi mắt”, “Chuyện biên giới”.
  b. Phong cách nghệ thuật.
  - Nam Cao có sở trường trong việc miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật.
  - Ngôn ngữ truyện của Nam Cao tự nhiên, sinh động.
  - Nam Cao thành công trong việc xây dựng những đoạn đối thoại, những dòng độc thoại nội tâm.
  - Văn Nam Cao lạnh lùng, giàu tính triết lí.

Nam Cao

Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri (1915-1951), quê làng Đại Hoàng, nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Xuất thân từ một gia đình bậc trung, Nam Cao được học sơ học ở trường làng. Đến cấp tiểu học và bậc trung học, ông được gia đình gửi xuống Nam Định học ở trường Cửa Bắc rồi trường Thành Chung.
Nam Cao từng vật lộn kiếm sống và xuất hiện khá sớm trên văn đàn. ở Sài Gòn, ông nhận làm thư ký cho một hiệu may, bắt đầu viết các truyện ngắn "Cảnh cuối cùng", "Hai cái xác". Ông gửi in trên Tiểu thuyết thứ bảy, trên báo ích hữu các truyện ngắn "Nghèo", "Đui mù", "Những cánh hoa tàn", "Một bà hào hiệp" với bút danh Thúy Rư. Có thể nói, các sáng tác "tinh tường" của Nam Cao thời kỳ đầu còn chịu nhiều ảnh hưởng của trào lưu "văn học lãng mạn" đương thời.
Trở ra Bắc, Nam cao dạy học ở Trường tư thục Công Thành, đường Thụy Khuê, Hà Nội. Nhật vào Đông Dương, trường bị trưng dụng, Nam Cao thôi dạy học. Ông đưa in truyện ngắn "Cái chết của con Mực" trên báo Hà Nội tân văn và in thơ cùng trên báo này với các bút danh Xuân Du, Nguyệt.
Năm 1941, tập truyện đầu tay "Đôi lứa xứng đôi" (tên trong bản thảo là "Cái lò gạch cũ") của Nam Cao do Nhà xuất bản Đời mới Hà Nội ấn hành được đón nhận như là một hiện tượng văn học thời đó. Sau này, khi in lại, Nam Cao đã đổi tên là "Chí Phèo".
Rời Hà Nội Nam Cao về dạy học ở Trường tư thục Kỳ Giang, tỉnhThái Bình, rồi về lại làng quê Đại Hoàng. Bút lực và tài năng của Nam Cao bước vào độ chín. Nhà văn hiện thực xuất sắc dũng cảm đối mặt với cái ác, cái vô luân, cái nhâng nháo hủ lậu, cái bất công đè lên những người dân thấp cổ bé họng, bị lũ bất lương truyền kiếp đè đầu cưỡi cổ. Một thằng lý dịch có thể thẳng tay đánh chết người như bỡn, một tên ác bá có thể cướp trắng tay thước vườn, mảnh ruộng của người nghèo khó như không. Tầng lớp trí thức nghèo phải bấm bụng trong cảnh "sống mòn", "chết mòn".
Thời kỳ này, Nam Cao cho ra đời nhiều tác phẩm. Năm 1942, in các truyện ngắn "Cái mặt không chơi được", "Nhỏ nhen", "Con mèo", "Những truyện không muốn viết", "Nhìn người ta sung sướng", "Đòn chồng", "Giăng sáng", "Đôi móng giò", "Trẻ con không được ăn thịt chó", "Đón khách". Các truyện thiếu nhi đăng tải trên sách Hoa Mai: "Những trẻ khốn nạn", "Người thợ rèn", "Nụ cười", "Con mèo mắt ngọc", "Ba người bạn". Tháng 4-1943, Nam Cao gia nhập Hội Văn hóa Cứu quốc. Ông in tập truyện ngắn "Nửa đêm". Viết các truyện ngắn "Mua nhà", "Quái dị", "Từ ngày mẹ chết", "Làm tổ", "Thôi về đi", "Truyện tình", "Mua danh", "Một chuyện xú-vơ-nia", "Sao lại thế này?. "Mong mưa", "Tư cách mõ", "Bài học quét nhà", "Chuyện buồn giữa đêm vui", "Điếu văn", "Cười", "Quên điều độ", "Xem bói", "Lão Hạc", "Rửa hờn", "Rình trộm", "Nước mắt", "Đời thừa", "Đầu đường xó chợ", "Phiêu lưu", "Lang Rận", "Một đám cưới", "Bẩy bông lúa lép". Ông in truyện dài nhiều kỳ "Truyện người hàng xóm" trên Trung Bắc chủ nhật, viết xong tiểu thuyết "Chết mòn (sau đổi là "Sống mòn").
Năm 1945, Nam Cao tham gia cướp chính quyền ở phủ Lý Nhân, rồi nhà văn được cử làm Chủ tịch xã của chính quyền mới ở địa phương, in truyện ngắn "Mò sâm-banh" trên tạp chí Tiên Phong.
Ngày 30-11-1951, rên đường công tác, ông bị quân Pháp giết trên cánh đồng Mưỡu Giáp, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, vùng địch hậu Liên khu III (cũ).
Truyện ngắn Nam Cao có nghệ thuật trong kết cấu và ngôn từ . Nhiều truyện của ông mang tính cách tâm lý đến bây giờ vẫn còn là những khuôn thước tốt cho người muốn bước vào lãnh vực truyện ngắn. Với Nam Cao, ta có thể nói như với Edgar Poe, truyện ngắn đã thành hình và có quy luật riêng của nó .
Giá trị con người được đề cao trong truyện của Nam Cao, nhất là trong truyện ngắn nổi danh Chí Phèo mà trước đây ít người được biết.
Có người nói Nam Cao nổi tiếng nhờ truyện Chí Phèo . Đúng, nhưng thiếu, Chí Phèo là tuyệt đỉnh văn chương của Nam Cao, và các truyện khác của ông cũng là những tác phẩm rất có giá trị trong văn chương Việt. 

Tết của một số đồng bào dân tộc thiểu số


 

 Nước Việt Nam có 54 dân tộc anh em chung sống. Mỗi dân tộc có những nét đẹpvăn hoá riêng của mình, trong đó có phong tục đón tết.
Xin giới thiệu một số lễ tết của các dân tộc.
          Tết Yangpa của người Chơro:       
          Người Chơ Ro sinh sống chủ yếu tại Ðồng Nai, Lâm Ðồng và Bà Rịa - Vũng Tàu, nhưng đông nhất là ở Đồng Nai. Hai tết lớn của đồng bào Chơ Ro là lễ cúng thần rừng và lễ cúng thần lúa vào khoảng tháng ba âm lịch. Ngày cúng thần lúa cũng là lúc các cô gái trình cho buôn làng các loại bánh ngon do mình làm... Sau lễ cúng thần lúa tại nhà là bữa ăn tập thể do gia chủ đứng ra khoản đãi tại nơi hành lễ. Thường thường nơi cúng lễ là gốc cây cổ thụ trong buôn làng. Họ quan niệm thần lúa thường đến nghỉ ngơi ở đó.

          Tết Nhôlirbông của người Cơho:
          Người CơHo sinh sống chủ yếu ở Lâm Ðồng. Họ ăn tết sau tết Nguyên Ðán của người Kinh ở miền xuôi độ một tháng, gọi là Nhô Lir Bông, tức tết mừng lúa về nhà. Tết này thường kéo dài cả tháng. Lễ cúng mừng lúa thường được tổ chức tại kho lúa của mỗi gia đình, bắt đầu từ xế chiều với sự tham dự của già làng và nhiều gia chủ khác. Người ta lấy máu gà bôi lên vựa thóc, sàn kho, các cửa lớn, cửa sổ. Sau lễ cúng cót thóc trong gia đình, người Cơ Ho rủ nhau đi từ nhà này sang nhà nọ để ăn uống, ca hát, nhảy múa chung vui.
          Lễ tết của người Chăm:
        Đồng bào Chăm hiện sinh sống chủ yếu ở Ninh Thuận, Bình Thuận, An Giang. Ở Đồng Nai cũng có một cộng đồng sinh sống tại Xuân Hưng, Xuân Lộc. Hai lễ tết lớn của người Chăm là Păng-Katê và Păng-Chabư.
          Păng-Katê cử hành vào 1-7 theo lịch Chăm (khoảng tháng 9 dương lịch) và Păng-Chabư cử hành vào ngày 16-9 theo lịch Chăm tức vào khoảng tháng 2, tháng 3 dương lịch.
          Vào những ngày lễ, đồng bào chăm đổ về các nơi hành lễ chính như dền tháp Pônaga, tháp Pôrômê ở Ninh Thuận; tháp PôKlông Garai ở Phan Rang. Tết Păng-Katê là ngày tế lễ các vua Chăm thuở xa xưa có công dựng nước và hướng dẫn việc nông tang, thuộc về dòng họ người cha, tượng trưng cho khí dương, cho nên phải cử hành vào buổi mai, còn Tết Păng Chabư là lễ cúng tế các nữ thần, các hoàng hậu, công chúa Chăm, thuộc dòng họ mẹ, tượng trưng cho khí âm nên được cử hành vào buổi chiều tối.
          Người Chăm có 2 bộ phận chính theo 2 tôn giáo khác nhau là Bà la môn và bộ phận theo đạo Hồi.
          Những người theo đạo Bà la môn kiêng thịt bò, những người theo đạo Hồi thì kiêng thịt heo.
          Ngày tết người theo đạo Hồi thường đến các giáo đường để nghe chức sắc đọc kinh Coran, cầu nguyện đấng Alah. Sau đó họ ra sông suối tắm để tẩy uế những cái xấu, cái xui của năm cũ và rước cái mới, cái tốt lành.
          Người Chăm không có tục kiêng cữ.
          Tết của người Thái:
 
          Người Thái ở Sơn La và Lai Châu đón tết hầu như suốt cả mùa, gọi là mùa Tết. Ðầu tiên là tết Soong Sịp (tết cơm mới) sau khi lúa ở ngoài đồng đã chín vàng họ giết trâu, mổ lợn, lấy lúa mới đồ xôi nếp để cúng lễ. Mọi nhà đều tổ chức ăn uống vui vẻ. Sau tết Soong Síp là tết Kim Lao Mao (tết uống rượu), tết ông Táo và lớn nhất là tết Nen-Bươn-Tiền (tết Nguyên đán). Vào ngày đầu năm, họ không quên đem dao, rựa vừa đi ra đường vừa phát quang để thông thoáng cho năm mới. Vui nhất là các hội Xoè Thái nổi tiếng,tha hồ vui chơi cho  đến rằm tháng giêng mới kết thúc. Đến nhà người Thái vào dịp tết không nên ngồi vào chiếc ghế nệm vì đó là của chủ nhà và cũng nhớ đừng bao giờ ngồi quay lưng vào phía bếp.
          Tết cơm mới của người Êđê:

          Tết Cơm mới của người Rhadé hay Ê Đê ở Ðắk Lắk là vào khoảng tháng 10 dương lịch. Lúc ấy lúa đã chín vàng cả nương rẫy. Mỗi gia đình mang gùi đi tuốt lúa về phơi khô giã lấy gạo để tổ chức ăn mừng lúa chín. Tuỳ theo gia cảnh mà các gia đình giết trâu, bò, heo, gà nhiều hay ít. Lễ vật đặt ở giữa nhà gồm một hay hai choé rượu cần buộc chặt vào gốc cột và vài đĩa cơm. Gia chủ hay thầy cúng lầm rầm khấn vái: "Lạy thần Mtâo Kia, thần H'Bia Kiu, thần Aêdu, thần Alê Diê đã ban cho chúng con nào thóc lúa, nào kê, nào ngô. Chúng con thỉnh chư vị thần từ phía Ðông dãy Ngân Hà nơi gần nguồn gốc của lúa, xin giáng lâm chứng giám. Lạy thần Alê Ngăn ở trên trời xin cho mỗi năm lúa được đầy vựa”.
          Tết của người Mông (H’Mông):
          Người H'Mông ở vùng cao Tây Bắc và Việt Bắc ăn tết rất thịnh soạn, chẳng kém gì ở miền xuôi. Trong nhà trang hoàng đủ màu sắc, nhưng màu đỏ là được ưa chuộng nhất. Tết Nguyên đán của người H'Mông gọi là NaoX-Cha. Ðể chuẩn bị sẵn con lơn béo. Ngoài thịt ra, còn có bánh bằng bột nếp, bánh chưng ít khi dùng. Tết của người H'Mông thường tổ chức giữa mùa đông giá rét, trước hay sau Tết dương lịch chỉ có mấy hôm. Ðêm giao thừa các gia đình thường cử con trai đi "mở nước", tức là đi lấy nước ngoài sông suối đêm về nhà cúng tổ tiên. Nếu bạn đến nhà của người H’Mông vào ngày tết, chủ nhà sẽ chào ta bằng câu “Nắng trời lên”, thay cho lời chúc sức khoẻ. Bạn sẽ được mời uống rượu, được mời hút thuốc. Nhưng xin nhớ cho đừng lấy tay đập vào ống điếu mà…xui. Người H,Mông ở vùng cao nên sợ mưa lũ vì thế ngồi vào mâm bạn đừng chan canh. Tết của người H’Mông còn nổi tiếng với tiếng khèn vang khắp các sườn núi.
          Tết của người Hrê:
          Tết của người Hrê ở Quảng Ngãi kéo dài suốt vài tháng liền. Mỗi gia đình phải lo nấu bánh tét, làm rượu cho thật nhiều. Nhà giàu có phải nấu từ 20 đến 40 nồi bánh tét, ủ hàng trăm ché rượu cần, hạ vài con trâu để đãi khách và bà con trong buôn làng. Tất cả mọi người đều tề tựu về nhà già làng để ăn mừng, chúc tụng lẫn nhau. Sau đó mới lần lượt đến các nhà khác. Họ vừa ăn uống vừa múa hát. Ðàn ông thì đeo ống chinh, còn đàn bà thì đeo ống bương lấy hai tay vỗ vào đầu ống sẽ tạo thành tiếng bập bùng, bập bùng... Họ thích trò chơi nhảy kẹp. Hai người một nam, một nữ dùng một đòn nhảy dài chừng hai mét, trơn láng rồi đập vào nhau. Cứ hai người ngồi đập thì hai người nhảy, thay đổi cho nhau.
          Tết của người Dao:
          Người Dao cho rằng, ngày đầu năm không được làm việc mà chỉ lo vui chơi, thăm viếng và chúc tụng lẫn nhau. Nhà nào nhà ấy đều trang hoàng sáng sủa và dán nhiều câu đối bằng chữ Hán lên cột nhà hay trên các vách tường để đón mừng xuân.Người Dao đón Tết bằng tết nhảy gọi là "Nhiang chằm Ðao" để rèn luyện sức khoẻ và võ nghệ. Tết nhảy bắt đầu trước tết Nguyên Ðán chừng vài ba hôm. Thanh niên phải tập các điệu múa, điệu nhảy, làm gươm đao bằng gỗ để múa. Tết nhảy, mỗi người phải nhảy múa đến hàng trăm lượt trong tiếng trống, tiếng thanh la giục giã……